Hiện nay, nhu cầu nuôi thú cưng trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Mèo là những người bạn đồng hành đáng yêu và thân thiết. Nuôi mèo cần có kiến thức và tình yêu thương để chăm sóc và bảo vệ tốt cho bé. Nếu bạn đang có ý định nuôi mèo và muốn khẩu phần ăn cho mèo tốt, cùng dongvataz.com tìm hiểu bài viết dưới đây. Dưới đây, là danh sách khẩu phần ăn cho mèo của bạn.
Mèo ăn những gì?
Để giúp mèo của bạn luôn khỏe mạnh, việc cung cấp khẩu phần ăn cho mèo chứa protein động vật là quan trọng. Mèo là loài ăn thịt, vì vậy chúng cần một nguồn protein động vật thường xuyên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Mèo của bạn có chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối, bạn nên tìm khẩu phần ăn cho mèo và phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ tuổi của mèo. Bạn cũng có thể bổ sung bữa ăn của mèo đi kèm món ăn tự nấu hoặc thịt tươi sống. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mặc dù mèo thích ăn cá nhưng bạn không nên cho mèo ăn cá thường xuyên quá. Bởi vì điều này dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin E ở mèo. Hơn hết, việc chọn lựa và đa dạng hóa chế độ ăn của mèo là vô cùng quan trọng để đủ dinh dưỡng cần thiết.
Mèo của bạn cần ăn bao nhiêu?
Tùy thuộc vào kích thước, độ tuổi và trọng lượng để điều chỉnh khẩu phần ăn cho mèo. Vì vậy, không nên sử dụng khẩu phần ăn cho mèo này cho con mèo khác. Điều này có thể gây tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt, bạn phải cho mèo luôn uống đủ nước và sạch mỗi ngày.
Để duy trì cân nặng ổn định, bạn nên tính toán lượng calo cần thiết cung cấp cho mèo. Đối với mèo nhà, ít vận động thì lượng calo trung bình cần khoảng 44.5 calo /trọng lượng cơ thể. Ví dụ, nếu mèo nhà bạn nặng 4.5 – 5 kg, nên cung cấp khoảng 200 calo mỗi ngày để giữ cân nặng ổn định. Nếu mèo nặng 6 kg thì cần cung cấp 266 calo/ ngày để giữ sức khỏe và cân nặng ổn định.
Nếu mèo của bạn đang thừa cân, bạn nên giảm lượng calo cung cấp cho chúng. Thường thì sử dụng 40 calo/ ngày và lựa chọn khẩu phần ăn để có được cân nặng như ý. Hơn hết, là duy trì chế độ ăn phù hợp để đạt cân nặng ổn định và không thay đổi chế độ bất thường.
Trên mỗi gói thức ăn cho mèo thường sẽ có hướng dẫn chi tiết cho từng độ tuổi và trọng lượng. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn này để mèo có đủ lượng calo cần thiết cho sức khỏe.
50-70 gram ( 1,8 – 2,6 oz) đối với hạt khô
150 -250gram (5,4-8,9 oz) đối với thức ăn ướt ví dụ như pate gel dinh dưỡng,..
100-200gram (3,6-8 oz) đối với thức ăn tươi sống, nấu chính như thịt bò, thịt heo, rau củ, cá
Trên đây chỉ là thông số và khẩu phần ăn mà chúng tôi gợi ý đến bạn. Bạn cần nên tìm hiểu hướng dẫn trên nhãn mác của bao bì thức ăn thật kỹ lưỡng. Nếu bạn muốn cho mèo ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một ngày thì nên chia nhỏ. Bạn cho mèo đủ 3 bữa trong 1 ngày, mỗi bưã ăn lần lượt sẽ là 20g hạt khô với 50g thức ăn ướt + 35g thức ăn nấu chín hoặc tươi sống.
Khẩu phần ăn cho mèo sơ sinh
Đối với mèo con sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của mèo con và hấp thụ dễ dàng. Các bé mèo con thường theo bản năng muốn tìm vú mẹ và bú sữa ngay sau khi sinh. Trong 24 – 48 giờ đầu, mèo mẹ tiết ra sữa non là một loại sữa giàu dinh dưỡng nhất.
Không chỉ vậy, sữa non còn chứa các kháng thể giúp mèo sơ sinh phát triển hệ miễn dịch và tránh khỏi bệnh lặt vặt. Gần gũi với mèo mẹ là cách giúp bé mèo lớn nhanh hơn. Mặt khác, nếu mèo mẹ không có sữa hay không thể cung cấp đầy đủ sữa, bạn có thể sử dụng sữa thay thế cho mèo con. Sữa dành cho mèo mới sinh từ 3 ngày tuổi ví dụ như: Coco Kat (milk replacer), AG- Science.
Khẩu phần ăn 1 tháng tuổi
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính khi mèo con 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, để mèo con phát triển khỏe mạnh, cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ví dụ như soup, gel, pate chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, chất béo, canxi, và chất xơ.
Hệ tiêu hóa của mèo con 1 tháng tuổi còn rất non nên cần lựa chọn khẩu phần ăn cho mèo phù hợp. Ngoài sữa mẹ, có thể cung cấp mèo con một số loại thực phẩm khác. Có thể kể đến như: Sữa bột dành cho mèo con từ 1 tháng tuổi (Nutrilac, sữa dê, Premalac), uống 2-3 lần/ ngày. Ngoài ra, bạn có thể xen kẽ với bữa ăn dặm, vì vậy cần xay nhuyễn và nấu mềm.
Bữa ăn dặm: Cháo nấu lỏng và mềm, có thể chứa gà, lợn, thịt bò, cá, tôm. Bên cạnh đó, rau cũng có thể được thêm vào thực đơn cho mèo để tránh táo bón.
Thực phẩm giàu canxi (như bông cải xanh, bí ngòi), vitamin (gel dinh dưỡng, các loại trái cây), khoáng chất, sắt để hỗ trợ hệ răng, xương, và cơ phát triển.
Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị một bữa ăn tươi cho mèo con, có thể mua thức ăn dành cho mèo 1 tháng tuổi. Các loại thức ăn này đã được cân đo đong đếm để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, dễ tiêu hóa dành cho mèo 1 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn cho mèo từ 1 – 12 tháng tuổi
Từ 1 – 12 tháng tuổi, mèo con cần một chế độ ăn cân đối và giàu dinh dưỡng để có sức khỏe tốt. Hệ tiêu hóa của mèo con trong giai đoạn này non nớt, chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc chăm sóc mèo cẩn thận là vô cùng quan trọng để tránh tình trạng tiêu chảy.
Mèo con dưới 1 tháng tuổi cần được nuôi bằng sữa mẹ. Khi mèo khoảng 4-5 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho họ làm quen với khẩu phần ăn cho mèo. Thức ăn hạt chuyên dành cho mèo con là một sự lựa chọn lý tưởng, cung cấp đủ lượng protein và các dưỡng chất cần thiết. Bạn cần chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ và ăn 5-6 lần mỗi ngày. Ngoài ra, thực phẩm tươi cũng là một sự bổ sung tốt cùng với hàm lượng nước cao. Thức ăn tươi thường chứa 75% nước, đây cũng là một nguồn cung cấp nước tốt cho mèo con.
Khẩu phần ăn cho mèo trưởng thành
Mèo trưởng thành cần một chế độ ăn đủ dinh dưỡng để duy trì trọng lượng và sức khỏe. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của mèo đã được phát triển hoàn chỉnh. Khẩu phần ăn cho mèo hàng ngày có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng cân nặng, sức khỏe. Mức năng lượng cho mèo trưởng thành là khoảng 250 calo/ngày với mức cân nặng trung bình.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cung cấp đầy đủ nước cho mèo bởi chúng thường uống nước khá ít. Sử dụng thức ăn ướt cùng thức ăn khô để bổ sung nước cho mèo là rất cần thiết. Nếu bạn chỉ cho mèo ăn thức ăn khô sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu.
Có nên cho mèo ăn chay không?
Sử dụng thức ăn chay cho mèo phải cần được xem xét một cách cẩn trọng. Mèo là một loài động vật ăn thịt và cần các nguồn dinh dưỡng thịt động vật. Điều này giúp duy trì sức khỏe và hệ tiêu hóa phát triển bình thường. Thường thị không nên cho mèo ăn chay sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng. Thịt chứa các yếu tố quan trọng như taurine, niacin, amino acid, axit béo, vitamin A, vitamin B1 và B12, giúp giữ sức khỏe cho mèo.
Nếu mèo không nhận đủ lượng protein, niacin, taurine, vitamin B1, 12 cần thiết, chúng có nguy cơ mắc các căn bệnh. Ví dụ các bệnh liên quan đến da, mắt và lông, hệ miễn dịch yếu, rối loạn đông máu, sụt cân, tiêu chảy, thậm chí có thể gây tử vong.
Thực phẩm ăn uống lành mạnh cho mèo
Nước sạch
Protein (chiếm ít nhất 20% vào khẩu phần ăn của mèo)
Chất béo
Các loại vitamin (Vitamin A – cần phải được sử dụng cẩn trọng; Vitamin B; E – rất cần thiết để phá vỡ chất béo trong chế độ ăn uống mèo)
Canxi (là thành phần quan trọng trong việc duy trì xương mèo luôn chắc khỏe)
Taurine là một axit amin rất quan trọng trong chế độ ăn uống của mèo. Thiếu taurine ở mèo có thể gây thoái hóa võng mạc trung tâm swz dẫn đến mù lòa không hồi phục và suy tim.
Các loại thực phẩm nên tránh xa đối với mèo
Khẩu phần ăn cho mèo là yếu tố quan trọng của việc chăm sóc chúng. Sử dụng thức ăn không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng khác nhau như tiêu chảy, nôn mửa và sự không hứng thú với thức ăn. Chính vì vậy, các chủ cần không cho mèo ăn những loại thức ăn dưới đây:
Sô cô la: Có thể gây co giật, rối loạn nhịp tim hoặc run cơ cho mèo.
Các chất có cồn: Dễ gây nguy cơ cho gan và não của mèo, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Cà phê, trà và đồ uống có ga: Đồ uống khiến mèo trở nên lo lắng, thở nhanh, gây rối loạn tim và co cơ, ngay khi chỉ tiêu thụ lượng nhỏ.
Sản phẩm từ sữa: Sữa chứa lượng lactose mà hệ tiêu hóa của mèo không thể xử lý, gây tiêu chảy và nôn mửa.
Chất béo trong cá, thịt và trứng sống: Có thể gây nôn ngay khi mèo ăn và nếu ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm tụy ở mèo.
Nho: Có thể gây ra vấn đề liên quan đến thận ở mèo.
Hành và tỏi: Nếu mèo ăn lâu dài, có thể gây thiếu máu và làm cho mèo trở nên chán ăn.
Cá ngừ sống: Có thể gây nôn mửa, viêm tĩnh mạch và sẽ nghiêm trọng nếu mèo tiêu thụ thường xuyên.
Ngoài ra, cần tránh cho mèo ăn hạt macca, hạt hạnh nhân, rau thơm, hành tây, thức ăn độc, củ khoai tây và bột mì đã trộn men vì chúng có thể gây hại cho mèo.
Lưu ý về nhu cầu dinh dưỡng
Mèo cần một chế độ ăn cân bằng chứa đủ chất đạm, chất béo, ít carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Mèo được gọi là động vật ăn thịt nên chúng cần hấp thụ mỡ và đạm từ nguồn động vật. Thức ăn bạn cung cấp cho mèo nên đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của họ.
Thời gian cung cấp thức ăn cũng phải điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của mèo. Nếu mèo trở nên thừa cân hay gầy đi, bạn nên tăng hoặc giảm khoảng 10% để có khẩu phần ăn cho mèo phù hợp. Sau đó, quan sát tỉ lệ mỡ trong cơ thể của mèo trong vòng hai tuần. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị khẩu phần ăn tùy vào tình trạng cơ thể của mèo.
Nếu mèo của bạn đang mang thai, đang cho con bú, thì cần đến bác sĩ thú y để lắng nghe lời khuyên. Sau đó, bạn nên tuân theo hướng dẫn bác sĩ về việc cung cấp khẩu phần ăn cho mèo phù hợp.
Kết luận
Bài viết trên, đã giúp bạn hiểu rõ các hướng dẫn về cách chăm sóc mèo cưng trong gia đình của bạn. Mỗi bé mèo đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, quan trọng nhất là bạn cần cung cấp khẩu phần ăn cho mèo phù hợp. Khẩu phần ăn cho mèo dựa trên độ tuổi, cân nặng và tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin trên bao bì sản phẩm thức ăn.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến khẩu vị của bé mèo và chuẩn bị món ăn mà chúng yêu thích. Không chỉ vậy, bạn nên cung cấp đủ nước thường xuyên cho bé mèo. Chúc bạn sẽ tìm ra khẩu phần ăn phù hợp cho bé mèo để có sức khỏe tốt và cùng nhau sống hạnh phúc.