Cách Chẩn Đoán Bệnh Tăng Bạch Cầu Ở Mèo Chuẩn Xác

tăng bạch cầu ở mèo

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là một bệnh với nhiều biến chứng có thể gây ra tử vong. Đặc biệt, mèo lông ngắn và mèo cái thường nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Việc hiểu rõ về bệnh tăng bạch cầu, những nguyên nhân gây ra nó sẽ có cách điều trị tốt nhất. Trong bài viết này, dongvataz.com sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những ai nuôi mèo biết cách chăm sóc sức khỏe cho bé.

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là một căn bệnh mà mèo có nhiều tế bào bạch cầu hơn mức bình thường. Tương tự như con người, máu của mèo gồm các thành phần quan trọng như bạch cầu, tế bào hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương. Tất cả những thành phần này cần được giữ ở mức cân bằng để củng cố sức khỏe vật lý của mèo. Nếu bệnh kéo dài, nó có thể gây ra các vấn đề như phù thận, u phát triển trong bụng, bệnh lý về hạch bạch huyết. Điều này gây tổn thương lớn cho các cơ quan bên trong của mèo.

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là gì?

Triệu chứng tăng bạch cầu

Thời gian ủ bệnh khi mèo bị bệnh tăng bạch cầu thường từ 2 – 3 ngày, nhiều khi có trường hợp kéo dài đến 5 – 7 ngày. Các triệu chứng gồm có:

Mèo bị sốt cao 40 độ C trong vòng 24 giờ đầu. Mèo con bỏ ăn, suy sụp đột ngột và dễ dàng rơi vào trạng thái vô cảm. Lông của mèo thường bẩn, nổi xù và niêm mạc mắt mờ nhạt. Rối loạn tiêu hóa gồm các dấu hiệu nôn nhiều lần với nôn chứa mật có bọt. Mèo con bị đau nhức ở vùng bụng và thường thấy có sự tích tụ của dịch hơi khi sờ nắn đường tiêu hóa. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, phân có mùi hôi và đi ngoài kèm với máu.

Mắt của mèo thường bám nước, sụp mí mắt, trũng và có thể trở nên lờ đờ. Ngoàn ra, bạn còn có thể thấy hiện tượng mí mắt thứ ba ngay góc mắt gần mũi. Một trong những dấu hiệu đặc biệt là mũi miệng của mèo con có thể đen sạm.

Các triệu chứng thần kinh cũng dần xuất hiện bao gồm việc mèo bước đi loạng choạng, không thể duy trì thăng bằng, run rẩy. Nghiêm trọng nhất là xảy ra cơn co giật hoặc động kinh. Bệnh thường phát triển từ 2 – 3 ngày, dẫn đến việc hạ thân nhiệt của mèo xuống mức thấp hơn mức bình thường dưới 36 độ C. Mèo con sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tỷ lệ tử vong rất cao ngay sau vài giờ. Một số mèo may mắn sống sót qua giai đoạn nguy hiểm này và sức khỏe của bé có thể phục hồi sau vài tuần.

Triệu chứng tăng bạch cầu
Triệu chứng tăng bạch cầu

Nguyên nhân tăng bạch cầu ở mèo

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu ở mèo có thể kể đến là:

Nhiễm trùng: Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng bạch cầu ở mèo là nhiễm trùng. Các triệu chứng như sốt, ớn lạnh và tình trạng mèo mê man.

Ký sinh trùng: Ký sinh trùng như sán, giun hoặc ve cũng dẫn đến tăng bạch cầu ở mèo. Mèo con có thể có triệu chứng như mất nước, bụng to và giảm khả năng ăn uống.

Ung thư hạch bạch huyết: Tăng bạch cầu ở mèo cũng có thể bắt nguồn từ các bênh ung thư như ung thư hạch bạch huyết. Mèo con bị ung thư thường có triệu chứng nôn máu,  tiêu chảy và sự mệt mỏi tồi tệ.

Dị ứng: Các triệu chứng của dị ứng thường như rụng lông, ngứa và da bị mẩn đỏ.

Thiếu kali: Khi mèo con thiếu kali trong cơ thể có thể dẫn đến tăng bạch cầu ở mèo. Mèo con có dấu hiệu chán ăn và tình trạng yếu đuối.

Căng thẳng kéo dài: Mèo có thể trở nên ủ rũ, căng thẳng và không muốn tương tác với mọi người

Nguyên nhân tăng bạch cầu ở mèo
Nguyên nhân tăng bạch cầu ở mèo

Hình thức chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu 

Các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu ở mèo gồm:

Phân tích máu tổng quát: Xác định mức độ tăng tế bào bạch cầu trong máu và nắm rõ tình trạng thiếu máu. Thông qua phương pháp xét nghiệm máu, bác sĩ thú y có thể biết được sự thay đổi trong huyết học của mèo.

Phân tích thành phần hóa học máu: Đây là phương pháp đánh giá các chỉ số hóa học trong máu. Ví dụ như chức năng gan, chức năng thận và nồng độ hợp chất hóa học khác. Những kết quả này sẽ xác định các bất thường về bộ phận bên trong cơ thể.

Phân tích nước tiểu mèo: Để xác định nồng độ của các chất bên trong nước tiểu nhằm xác định tình trạng bệnh của mèo.

Phân tích sinh hóa: Chỉ ra những bất thường về các yếu tố gây ra tăng bạch cầu ở mèo.

Chụp X-quang: Phương pháp chup X-quang biết được các tổn thương trong cơ thể bé mèo. Tất cả hiển thị bằng hình ảnh với các biểu hiện như viêm nhiễm cùng sự biến đổi trong cấu trúc niêm mạc ruột.

Trong quá trình chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu ở mèo, bạn nên cung cấp bệnh sử, tình trạng sức khỏe và các triệu chứng ban đầu của mèo. Đôi khi, các xét nghiệm như chọc hút tủy xương có thể xác định chính xác nguyên nhân của bệnh.

Điều trị khi tăng bạch cầu ở mèo

Tùy mức độ nặng nhẹ của triệu chứng của bệnh tăng bạch cầu ở mèo mà bạn nên đưa các chú mèo đến trạm thú y gần nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý những bước điều trị bệnh tăng bạch cầu ở mèo như sau:

Bước 1: Cách ly mèo bị bệnh khỏi các bé mèo khỏe mạnh ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu trên. Sát trùng và dọn dẹp các nơi ở xung quanh mèo. Đặc biệt, theo dõi kỹ lưỡng những bé mèo đã tiếp xúc hay sống chung với mèo bị bệnh.

Bước 2: Phải luôn giữ ấm cho mèo: Bạn có thể bật đèn sưởi để giữ ấm cơ thể mèo hay lót thêm nhiều thảm bông xung quanh nơi ở của chúng.

Bước 3: Hộ lý: Cách điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo là giúp cho mèo tăng sức đề kháng chống lại các mầm bệnh ác tính trong cơ thể:

Dùng các biện pháp trợ lực, trợ sức chống mất nước cũng như mất cân bằng điện giải. Bổ sung nước và điện giải cho bé mèo bằng cách truyền vào tĩnh mạch dung dịch Ringer Lactate, Glucose 5% 10% hay dung dịch mặn ngọt với liều 20-30ml/kg thể trọng.

Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng ví dụ như, G5000, Ampicillin Kanamycin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch hai ngày lần. Lưu ý nhỏ là bạn nên điều trị từ 3-5 ngày và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bổ sung các loại thuốc bổ Bydyzyl, Catosal hay thuốc trợ lực, trợ sức, an thần cho mèo bệnh như các vitamin B, vitamin C, B12¸Anagin, ….Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu hóa, chỉ cần lượng ăn ít rồi tăng dần đến khẩu phần bình thường.

Hướng dẫn phòng tránh bệnh

Qua những thông tin trên, có thể thấy bệnh bạch cầu mèo vô cùng nguy hiểm. Nhưng rất may, chúng ta đã có vắc xin để phòng chống căn bệnh này. Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ một số biện pháp giúp mèo cưng phòng tránh bệnh.

Hướng dẫn phòng tránh bệnh
Hướng dẫn phòng tránh bệnh

Tiêm vắc xin

Khi mèo đủ 14 tuần tuổi, bạn nên cho bé tiêm ngừa vắc xin FeLV. Hơn nữa, bạn cần chọn những cơ sở thú y uy tín và có chuyên môn để giúp bé cảm giác thoải mái, ít chịu tác dụng phụ của thuốc. Hiện nay, vắc xin Leukemia chính hãng được bào chế riêng biệt. Vì vậy, bé mèo cưng của bạn sẽ có lịch tiêm phòng dày đặc.

Không thả rông mèo

Đối với mèo, bạn không nên thả rông để hạn chế bé mèo tiếp xúc với mèo hoang hoặc mèo chưa được tiêm đầy đủ. Bên cạnh đó, giữ bé ở nhà cũng là một cách để bé không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nhất là những bé hay tò mò và ngửi khắp xung quanh. Đặc biệt, virus gây bệnh bạch cầu ở mèo dễ dàng xuất hiện trong môi trường và xâm nhập vào cơ thể của bé.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bạn nên lên kế hoạch chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé để tăng sức đề kháng. Một phần có thể giúp bé chống lại các tác nhân xâm nhập cơ thể từ bên ngoài. Đây cũng là cách giúp bé sớm vượt qua bệnh tật cũng như tăng khả năng sống sót.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Để tăng cơ hội sống sót cho bé mèo cưng, bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé. Đặc biệt là những chú mèo đã có tiền sử dương tính với chủng virus Leukemia. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho mèo của bạn giúp ích trong việc sớm tìm ra bệnh tật. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị đúng đắn để ngăn ngừa bệnh nặng và nâng cao tỉ lệ sống.

Kết luận

Tóm lại, bệnh tăng bạch cầu ở mèo rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bạn cần theo dõi biểu hiện của thú cưng và nếu có dấu hiệu bất thường có thể đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Như vậy, bài viết trên dongvataz.com đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết về bệnh giảm tiểu cầu ở mèo. Khi nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ biết cách chữa bệnh đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *