Chó bị tiêu chảy là vấn đề thường xảy ra phổ biến, đặc biệt là ở chó con. Các biểu hiện như việc đi tiêu ngoài hơn 3 lần mỗi ngày cùng các dấu hiệu khác như mùi phân lạ, nôn mửa, hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiêu chảy để có cách điều trị hiệu quả. Ngoài ra, tìm hiểu về biện pháp phòng ngừa chó bị tiêu chảy vô cùng quan trọng. Điều này nhằm giảm tác động xấu đến sức khỏe của chú chó và giảm hồi phục nhanh chóng. Cùng dongvataz.com giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây!.
Nguyên nhân chó bị tiêu chảy
Chó bị nôn và đi ngoài nhiều lần đều có những nguyên nhân khiến chó của bạn gặp phải tình trạng bất thường như vậy. Trong đó, chứng tiêu chảy này được chia ra làm 2 mức độ để đánh giá bệnh. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ, mà bạn có thể đưa chú chó tới phòng khám thú y hoặc có thể tự chữa trị tại nhà.
Bị tiêu chảy nhẹ
Chú chó có thể mắc phải chứng tiêu chảy nhẹ do các nguyên nhân như:
Thay đổi thức ăn đột ngột và làm cho hệ tiêu hóa của chó nhạy cảm và dễ gây tiêu chảy.
Chú chó không quen việc di chuyển nên bị nhốt trong lồng hoặc mang đi đây đó, điều này dễ gây ra căng thẳng và khiến chó bị tiêu chảy.
Chó con uống sữa bị tiêu chảy bởi vì sữa không phù hợp, lạnh quá hoặc bị nhiễm khuẩn.
Chó ăn thức ăn đã hỏng, thức ăn dư thừa hoặc thức ăn có nhiều mỡ. Ngoài ra, chó ăn quá nhiều so với lượng bình thường có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy nhẹ ở chó.
Bị tiêu chảy ra máu
Đối với mức độ này, chó bị tiêu chảy do những nguyên nhân gây bệnh. Cách chữa trị là bạn cần cho chó uống thuốc bị tiêu chảy hoặc đưa tới cơ sở thú y. Một lưu ý nhỏ là bạn nên tiêm phòng khi còn nhỏ và cần theo dõi chú chó thường xuyên.
Chó mắc bệnh Parvovirus, Care, viêm gan
Trong bụng chó có ký sinh trùng như giun, sán, Giardia
Chó bị nhiễm vi khuẩn Leptospira, E Coli, Salmonella,…
Các biểu hiện của bệnh này thường là sốt, tiêu chảy và nôn ói, chó bị hôn mê, bỏ ăn, phờ phạc, thậm chí là chó đi ngoài ra máu.
Triệu chứng chó bị tiêu chảy
Khoảng thời gian từ 2 đến 4 tháng tuổi là giai đoạn mà các chú chó thường dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất. Bởi lúc này việc hệ tiêu hóa của chúng còn đang phát triển và khá yếu. Chú chó sẽ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề liên quan đến đường ruột. Dưới đây là triệu chứng thường gặp khi chó bị tiêu chảy:
Chó nôn hoặc từ chối ăn: Chú chó có thể từ chối ăn hay nôn ra khi ăn thức ăn bị ôi thiu, hỏng. Việc này thường dẫn đến chó nôn dịch vàng. Nếu bạn thấy chó của mình nôn dịch vàng và từ chối ăn, đây là dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa.
Chó nôn ra máu: Chó thường nôn ra máu sau khi tiếp xúc với các chất độc, thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường hoặc khi chúng dính bả chó, thuốc chuột. Khi bạn thấy chó nôn hoặc đi ngoài có máu thì đó là dấu hiệu nghiêm trọng và cần được thú y kiểm tra ngay.
Chó thường nôn và đi ngoài ra giun: Những triệu chứng này thường do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chú chó của bạn có thể nôn hoặc đi ngoài có giun và có cảm giác mệt mỏi và yếu đuối.
Cách chữa trị chó bị tiêu chảy
Vì đây là một triệu chứng khá phổ biến ở chó nên việc luôn đưa chú chó đến trung tâm không phải là cách tốt nhất. Việc tự chăm sóc và điều trị tại nhà cho chú chó cũng đơn giản. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm này dưới đây.
Bị tiêu chảy mức độ nhẹ
Nếu chó của bạn chỉ đi ngoài khoảng 1-2 lần và có phân lỏng mà không kèm theo triệu chứng nào khác, thì đó là tiêu chảy ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân thường là do thay đổi khẩu phần ăn đột ngột hoặc ăn thức ăn ôi thiu.
Nếu chó bị tiêu chảy nhẹ, bạn cũng không cần quá lo lắng. Bạn cần để chó nhịn ăn trong 12-18 giờ để cho đường tiêu hóa của chú chó được nghỉ ngơi. Sau đó, chuyển sang chế độ ăn nhẹ không dầu mỡ và dễ tiêu hóa trong 18-24 giờ để giúp chó hồi phục nhanh chóng.
Bị tiêu chảy và nôn
Trong trường hợp chó của bạn bị tiêu chảy cùng với nôn mửa, có thể là do triệu chứng của viêm ruột. Dưới đây là 5 bước để bạn điều trị chó khi bị tiêu chảy và nôn mửa:
Bước 1: Cho chó uống một ít nước, ưu tiên sử dụng nước thịt bò hoặc nước luộc gà. Nếu chó vẫn còn háo nước, bạn cần bổ sung điện giải Pedialyte không vị.
Bước 2: Loại bỏ phần thức ăn còn lại trong khay ăn của chú chó để đảm bảo chúng không ăn thêm.
Bước 3: Sau 6 giờ nếu chó không nôn nữa, bạn cần cho họ ăn một chút ức gà luộc cùng với cơm trắng băm nhuyễn.
Bước 4: Cho chó ăn đều đặn một lượng nhỏ cách nhau 4 tiếng. Việc này giúp tình trạng tiêu chảy được kiểm soát tốt hơn.
Bước 5: Tình trạng tiêu chảy và nôn mửa vẫn tiếp tục sau 24 giờ, bạn cần đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được khám và điều trị kịp thời.
Bị đi ngoài ra máu
Triệu chứng tiêu chảy có xuất hiện máu là một tình trạng nghiêm trọng ở chú chó. Để đảm bảo sức khỏe và giữ sự an toàn cho thú cưng của bạn, việc tốt nhất là đưa chú chó đến ngay phòng khám thú y. Trong trường hợp này, không nên cho chú chó ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Chó sơ sinh bị tiêu chảy
Nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở chó sơ sinh thường do bú sữa của chó mẹ. Khi bạn nhận thấy tình trạng này ở chó sơ sinh thì cần thực hiện có một số biện pháp:
Tách riêng chó mẹ và chó sơ sinh để ngăn cho chú chó bú sữa tiếp.
Giảm tần suất cho chó sơ sinh bú và đảm bảo chúng không bị quá no.
Cung cấp nước trà gừng ấm để chó con tiêu hóa tốt hơn.
Nếu phát hiện viêm nhiễm ở vùng vú chó mẹ, bạn có thể tách riêng chó mẹ và con đồng thời cung cấp sữa thay thế.
Chó bị tiêu chảy nên ăn gì?
Nếu chó gặp tiêu chảy và nôn mửa, tốt nhất là bạn nên kiêng ăn cho chú chó ít nhất là 12 – 24 tiếng. Điều này giúp cho đường ruột của chó được nghỉ ngơi và phục hồi. Trong thời gian này, cung cấp đủ nước, nước có đường glucose hoặc nước mật ong để cho chó tránh mất nước.
Khi hết thời gian kiêng ăn, chú chó có thể bắt đầu ăn những loại thức ăn mềm, nấu chín, và dễ tiêu hóa. Thức ăn tốt có thể là cháo loãng, khoai tây nghiền, cháo nấu với thịt gà ninh nhừ hoặc cơm nấu mềm. Tránh cho chó ăn các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, và thức ăn chứa nhiều chất béo. Bởi vì thức ăn trên có thể làm tăng nguy cơ nôn và bệnh tiêu chảy tái phát. Chế độ dinh dưỡng này phù hợp cho cả chó con và chó trưởng thành nếu gặp tình trạng tiêu chảy và nôn mửa.
Chó bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Để điều trị chó bị đi ngoài bạn có thể áp dụng theo 2 phương pháp. Một là lựa chọn chữa bệnh tiêu chảy bằng phương pháp dân gian và hai là sử dụng thuốc điện giải.
Uống nước cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi được xem là một biện pháp thông dụng để chữa bệnh tiêu chảy ở chó. Phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn an toàn cho sức khỏe của chó.
Cây nhọ nồi dễ dàng tìm thấy ở khu vực nông thôn. Bạn có thể hái một nắm lá nhọ nồi rửa sạch và giã nát chúng.Tiếp theo, hòa 1/2 bát nước với lá nhọ nồi giã nát và lọc để lấy nước cốt. Bạn có thể thêm 1/4 thìa cà phê muối ăn vào nước nhọ nồi trên và cho chó uống hàng ngày, mỗi ngày từ 1-2 lần. Tùy theo kích thước của chó mà sẽ đong đếm sao cho hợp lý ví dụ như 1/4 chén cho chó con, chó trung bình 1/2 chén và 1 chén cho chó lớn.
Tuy cây nhọ nồi có thể giúp chó chữa trị tiêu chảy bởi vấn đề về tiêu hóa nhưng nó không dùng chữa trị tiêu chảy do bệnh lý gây ra. Trong trường hợp chó bị tiêu chảy do bệnh lý, quý vị nên đưa ngay chó đến một địa chỉ chăm sóc thú y có kinh nghiệm.
Uống thuốc Oresol
Chó bị tiêu chảy thường được điều trị bằng Oresol. Nếu bạn sống ở thành phố hoặc không thể tìm được cây nhọ nồi, Oresol chính là lựa chọn tốt nhất. Đây là một loại thuốc có khả năng bù đắp một lượng nước mất đi do tiêu chảy.
Oresol không chỉ được sử dụng để chữa trị tiêu chảy ở con người mà còn cho chó. Đây là một loại thuốc rất hiệu quả đối với trường hợp tiêu chảy đi kèm sốt cao và mất nước nhiều. Nhưng khi sử dụng Oresol, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý tăng liều lượng dễ gây nguy hiểm cho chó.
Cho uống cháo gạo rang
Một cách hữu ích để chữa tiêu chảy ở chó đó là dùng nước cháo gạo rang. Đây là một phương pháp có thể thực hiện tại nhà mà không cần phải tìm nguyên liệu xa xôi, vì gạo có sẵn ở nhà.
Hãy rang 1 nắm gạo đến khi thấy gạo chín và xuất hiện màu vàng rồi đặt vào nồi với 1 lít nước. Sau khi nước sôi, bạn nên tiếp tục đun thêm 30 phút nữa. Sau đó, chắt lấy nước cháo và pha với 1 thìa cafe đường gluco cùng với 1/4 thìa muối. Chia nước này thành 3 phần đều nhau và cho chó uống từng phần trong vòng 3 ngày liên tiếp.
Phòng bệnh tiêu chảy ở chó
Sau đây là những phương pháp dongvataz.com chia sẻ giúp chó hạn chế khả năng mắc phải tiêu chảy:
Chế độ ăn uống hợp lý
Với những chú chó con, cơ thể đang phát triển thì chế độ ăn uống của chúng nên cẩn thận và tỉ mỉ. Điều quan trọng là giữ một chế độ ăn đều đặn cho chó con và không nên để chúng quá no hoặc quá đói. Hạn chế cho chó con ăn thức ăn khó tiêu hóa như xương hay chứa quá nhiều chất béo. Hơn hết, bạn cần ưu tiên vấn đề về vệ sinh trong quá trình ăn uống cho chú chó.
Môi trường sống sạch sẽ
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, điều kiện sống cũng đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của chú chó. Chúng nên được sinh sống trong môi trường rộng rãi và thoáng đãng vào mùa hè, còn vào mùa đông cần ấm áp, khô ráo và kín đáo.
Vận động tăng cường sức khỏe
Khi dắt chó ra ngoài đi dạo thường xuyên sẽ có giúp chúng thích nghi với môi trường bên ngoài từ khi còn nhỏ. Từ đó, khi sống ở môi trường nào cũng giúp hạn chế mắc bệnh hơn.
Tẩy giun định kỳ
Tẩy giun theo đúng định kỳ nhằm giúp cho cơ thể của chú chó con phòng tránh được một số căn bệnh tác động xấu đến sức khỏe. Quan trọng nhất là hiện tượng chó con bị tiêu chảy.
Kết luận
Trên đây là thông tin mà dongvataz.com đã chia sẻ về việc chăm sóc khi chó bị tiêu chảy. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại giá trị và các chữa trị hiệu quả cho bạn trong việc chăm sóc thú cưng. Hơn nữa, chú chó cần sự quan tâm và thời gian chăm sóc giống như một thành viên trong gia đình bạn vậy. Ngoài cách cách được nếu trên, bạn nên cân nhắc việc bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột cho chú chó cưng. Đó là việc cho ăn sữa chua không đường hoặc các men vi sinh phù hợp cho chó cưng.