Hiểu Rõ Cách Dùng Que Test Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

test giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu là một bệnh rất phổ biến ở mèo, ảnh hưởng đến hầu hết loài vật thuộc họ Mèo (Felidae). Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao cho mèo.Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu mèo sớm giúp cải thiện sức khỏe tốt và có cơ hội sống sót. Ngoài việc sử dụng các phương pháp xét nghiệm truyền thống, que test giảm bạch cầu ở mèo là lựa chọn phổ biến bởi tính tiện lợi và dễ dàng sử dụng tại nhà. Tìm hiểu cùng dongvataz.com qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh được gây ra bởi virus tên là Feline Panleukopenia Virus (FPV). Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, lây lan cực nhanh và gây tử vong rất nhiều mèo. Do mèo bị mắc các loại độc tố, virus bạch cầu vì vậy cơ thể sinh ra những khối u ác tính.

Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo
Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo

Virus bạch cầu với sức đề kháng cao: chloroform, acid, chất sát trùng và chịu được độ nóng tới 56 độ trong 30 phút. Virus sinh sống trong nhân tế bào của vật chủ, lây lan nhanh khiến cho bệnh tiến triển theo hướng tiêu cực cũng rất nhanh chóng.

Với sức sống mãnh liệt,, virus có khả năng sống rất tốt trong môi trường. Chúng có thể bám vào đồ ăn, đồ chơi, nước uống của mèo và xâm nhập qua đường miệng. Kể cả con người cũng là nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Do virus bám trên quần áo, tay chân có thể lây sang mèo qua quá trình ôm ấp, vuốt ve.

FPV lây truyền qua đường miệng trong vòng 24h giờ. Virus sẽ xuất hiện trong máu và xâm nhập vào các tế bào lympho. Không chỉ vậy, nó còn tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể. Điểm đặc biệt là chúng làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột gây những triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều mang virus mắc bệnh và bùng phát các ổ dịch lớn. Đặc biệt là mèo không rõ nguồn gốc, mèo hoang, mèo nuôi thả rông. Vận chuyển và buôn bán mèo không tiêm chủng đầy đủ là nguy cơ lây lan bệnh rất cao. Những nơi giết mổ, thải các phủ tạng mèo cũng là nguyên nhân có thể gây ra bệnh.

Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo

Khi bạn nhận thấy mèo có các triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu, bạn cần sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo. Những triệu chứng này thông thường gồm có:

Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo
Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo
  • Thân nhiệt không ổn định, gây sốt đột ngột hoặc hạ nhiệt liên tục.
  • Nôn khan hay nôn ra dịch vàng bọt trắng.
  • Mèo mệt ủ rũ yếu ớt, bỏ ăn
  • Mắt kèm nhèm, sụp mí,  trũng, lờ đờ, có gỉ.
  • Mèo bị tiêu chảy cấp, chảy dãi từng dòng với mùi hôi khó chịu.
  • Mất nước trầm trọng gây khàn tiếng, mất tiếng.

Các triệu chứng thần kinh: đi mất thăng bằng, loạng choạng, run rẩy lắc lư. Mức độ nặng hơn bị giảm bạch cầu ở mèo có thể gây co giật động kinh.

Tuy nhiên, khi mới phát bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể có những triệu chứng giống với một số bệnh khác liên quan. Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm ví dụ như tiêu chảy, bỏ ăn, nôn mửa. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần kiểm tra bệnh ngay khi có thể để phát hiện sớm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Que test giảm bạch cầu ở mèo có thể mua dễ dàng tại các trung tâm thú y với mức giá khoảng từ 100.000 – 200.000đ. Bộ test giảm bạch cầu ở mèo này gồm có 1 ống chứa dung dịch pha loãng, 1 que để lấy mẫu bệnh phẩm và thiết bị xét nghiệm. Bộ dụng cụ này có kích thước nhỏ giúp bạn không cần lo lắng về việc cất giữ hoặc bảo quản. Với cách sử dụng đơn giản và khả năng đưa ra kết quả nhanh và tương đối chính xác, việc sử dụng que test giảm bạch cầu ở mèo này tại nhà là một sự lựa chọn cần thiết.

Cách dùng que test giảm bạch cầu ở mèo

Việc sử dụng bộ que test giảm bạch cầu ở mèo cũng vô cùng đơn giản. Sau đây, là 4 bước mà bạn hoàn toàn nắm được tình trạng bệnh của bé mèo của mình:

Cách dùng que test giảm bạch cầu ở mèo
Cách dùng que test giảm bạch cầu ở mèo

Bước 1: Lấy bệnh phẩm để lấy mẫu phân hay mẫu dịch nôn của mèo, tiếp theo thực hiện việc kiểm tra test giảm bạch cầu ở mèo

Bước 2: Cho que vào một ống chứa dung dịch và khuấy tròn que trong chất pha loãng

Bước 3: Nhỏ từ 3-4 giọt vào vùng chữ S của thiết bị xét nghiệm.

Bước 4: Chờ đợi từ 5-10 phút sau đó đọc kết quả

Nếu xuất hiện vạch C -> Đó là Âm tính, mèo không bị bệnh

Nếu xuất hiện vạch C và T -> Đó là Dương tính, mèo đã nhiễm bệnh

Trong trường hợp không xuất hiện vạch nào, bạn cần làm lại xét nghiệm lần nữa để cho ra được kết quả.

Làm gì sau khi test giảm bạch cầu ở mèo?

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính, bạn cần đưa mèo đến thú y ngay để được điều trị kịp thời. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo không thể điều trị tại nhà bởi vì nó phát triển rất nhanh. Chỉ cần 2-3 ngày mà không được điều trị thì tỉ lệ tử vong rất cao.

Hãy cách ly mèo bệnh ra khỏi các thú cưng khác trong nhà. Bởi vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo có khả năng lây nhiễm cao và tạo nên các ổ dịch nếu không được thực hiện cẩn thận. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, hãy tiếp tục theo dõi kỹ càng các triệu chứng ở mèo để xác định căn bệnh cụ thể. Sau đó, đưa mèo của bạn đến thú y nếu tình trạng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.

Để tránh mèo mắc bệnh giảm bạch cầu, bạn cần tiêm phòng cho chúng đầy đủ vacxin hàng năm. Không chỉ vậy, bạn nên luôn duy trì môi trường sống sạch sẽ cho mèo và hạn chế tiếp xúc với mèo lạ. Đặc biệt, cẩn trọng khi để mèo của bạn ra ngoài nơi có nguy cơ cao về lây nhiễm.

Cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu 

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dứt điểm cho bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Vì vậy, điều quan trọng là phát hiện và chữa trị ngay khi mèo của bạn khi có triệu chứng của bệnh này. Nếu chậm trễ thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ giảm đi rất nhiều..

Sau khi mèo của bạn được điều trị ở trung tâm thú y, việc chăm sóc bé mèo bị giảm bạch cầu là rất quan trọng. Để bé mèo phục hồi hoàn toàn, chúng cần tự sinh ra sức kháng thể để chống lại virus. Đầu tiên, bạn cần cách ly mèo bị bệnh và giữ môi trường chúng sống sạch sẽ và thoáng mát. Tránh để mèo tiếp xúc với những nơi ẩm ướt, dễ làm giảm thân nhiệt của mèo và gây nguy hiểm. Sau quá trình điều trị, bạn tạm thời không nên thúc đẩy mèo ăn nhanh quá và tránh các tác động mạnh đến chúng, gồm cả ánh sáng quá sáng, âm thanh quá to.

Bạn cần giữ mèo luôn ấm áp, vì thân nhiệt của bé mèo có thể thay đổi đột ngột. Bạn có thể sử dụng đèn sưởi và đèn hồng ngoại 40W gần nơi mèo nằm, đi kèm với túi sưởi ấm trong chuồng mèo. Điều quan trong là luôn giữ nhiệt độ ổn định và tránh làm quá nóng. Cách này sẽ để mèo không mất nước trong khi bị mắc bệnh. 

Cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu 
Cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu

Cuối cùng, là  bổ sung đủ nước và chất điện giải cho mèo. Nó cung cấp các loại vitamin ví dụ như B, B12, C, Anagin. Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu hóa và tăng dần khẩu phần khi mèo bắt đầu phục hồi. Ngoài ra, bạn cần dùng các loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Lưu ý tuân thủ đúng liều lượng khi bạn tiêm thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.

Giá que test giảm bạch cầu ở mèo mới nhất

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua que test giảm bạch cầu ở mèo tại các trung tâm hoặc phòng khám thú y với mức giá khá hợp lý. Chỉ từ 100.000 – 200.000 VNĐ, bạn đã có thể mua một bộ test giảm bạch cầu ở mèo gồm:

1 que lấy mẫu bệnh phẩm.

1 ống có dung dịch pha loãng, thiết bị xét nghiệm.

Bộ dụng cụ này được thiết kế nhỏ gọn nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc lưu trữ và bảo quản. Hơn nữa, việc sử dụng bộ que test giảm bạch cầu ở mèo này đơn giản và mang lại kết quả nhanh, chính xác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên có sẵn bộ que test giảm bạch cầu ở mèo này tại nhà để dùng khi cần. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc bé mèo của mình một cách hiệu quả hơn.

Kết luận

Bài viết đề cập đến nguyên nhân cũng như các triệu chứng và cả các cách chữa trị khi mèo của bạn bị nhiễm căn bệnh này. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về que test giảm bạch cầu ở mèo một cách đúng đắn nhất. Hy vọng rằng bài viết cách test giảm bạch cầu ở mèo này sẽ giúp bạn chăm sóc và giữ sức khỏe cho các bé mèo cưng của bạn tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *